Chi phí bài giảng Elearning và các hình thức triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến

Để có thể xây dựng một hệ thống đào tạo trực tuyến hoàn chỉnh, chi phí bài giảng Elearning sẽ là một trong những yếu tố khiến các doanh nghiệp cũng như các tổ chức giáo dục cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.

1. Hình thức mua lại

Hiện nay ở Việt Nam hình thức đào tạo trực tuyến đã trở nên vô cùng phổ biến trong các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn, hình thức mua lại một hệ thống E Learning trọn vẹn thường là lựa chọn tốt ưu và phù hợp nhất bởi số lượng nhân viên lớn cùng với các cấp độ quản lý đa dạng.

Chính vì vậy họ sẵn sàng đầu tư vào chi phí bài giảng Elearning để tối ưu hóa việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho tất cả các nhân viên.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 6 đơn vị chuyên sâu về phát triển hệ thống Elearning (LMS) và xấp xỉ trên dưới 10 đơn vị phân phối lại các hệ thống LMS. Khi doanh nghiệp có nhu cầu triển khai hệ thống Elearning để sử dụng dài hạn, việc xem xét và cân nhắc kĩ dựa trên sức mạnh của hệ thống LMS, nội dung đào tạo cho nhân viên của các phòng ban… là điều cần thiết.

Các mức giá của hình thức mua lại hệ thống Elearning như sau:
Mức thấp: 150-250 triệu
Mức trung bình: 300-500 triệu
Mức cao: 600 triệu trở lên

Nguồn gốc của các LMS có thể đến từ nhiều nước khác nhau như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ,…

Chi phí bài giảng Elearning và các hình thức triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến

2. Hình thức thuê bao

Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến cho các đợt đào tạo ngắn hạn, không thường xuyên, việc đầu tư lớn vào chi phí bài giảng Elearning là quá lãng phí và không cần thiết. Hình thức cho thuê hệ thống Elearning có thể đáp ứng được nhu cầu này của công ty trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện theo phương pháp này, cơ quan có thể triển khai, sử dụng và tùy biến các bài giảng theo nhu cầu của mình. tuy nhiên thời gian đào tạo sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian cố định, khi có những nhân viên mới, công ty sẽ phải trả thêm phí để tiếp tục thời gian sử dụng hệ thống này. Hình thức này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có số lượng nhân viên ít vì mức giá thuê bao sẽ được tính dựa trên số lượng tài khoản mở cho học viên. Ngoài ra, chi phí sử dụng cũng có thể tính dựa trên thời gian và số lượng người dùng. Ví dụ, với 1000 users/ 1 năm mức giá vào khoảng 100-150 triệu đồng.

Chi phí bài giảng Elearning và các hình thức triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến

3. Tự xây dựng hệ thống Elearning

Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ tự thành lập một nhóm hoặc phòng ban để phát triển một hệ thống đào tạo trực tuyến và bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất như khảo sát thị trường cho tới thu thập tài liệu đào tạo và thiết kế một chương trình hoàn chỉnh. Chi phí bài giảng Elearning lúc này chắc chắn sẽ vô cùng đắt đỏ so với việc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba.

Bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ không tránh được việc gặp các khó khăn như thiếu nhân sự có chuyên môn để xây dựng hệ thống, thời gian kéo dài vì phải khảo sát thị trường, hệ thống gặp nhiều lỗi,…

Tùy theo thời gian khảo sát và mức độ phức tạp của hệ thống đào tạo trực tuyến, chi phí bài giảng Elearning sẽ dao động trong khoảng 1 tỷ tới 2 tỷ đồng. Ngoài ra các phần mềm e learning cũng là những lựa chọn hợp lí.

Để xây dựng một hệ thống Elearning bài bản, tiết kiệm thời gian, thân thiện với người dùng mà vẫn tiết kiệm chi phí đào tạo trực tuyến – chi phí bài giảng elearning, các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục nên tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến như  OSE – một công ty hàng đầu về lĩnh vực Elearning ở Việt Nam.

>>

Chi phí thuê luật sư như thế nào?

Tìm hiểu điểm giống và khác nhau của Kế toán quản trị với Kế toán tài chính 2018

Best Dolby Atmos Soundbar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *