Có được yêu cầu chi phí bồi thường đi lại đòi nợ hay không?

Trong trường hợp đưa ra các thông tin sai lệch về việc hứa hẹn trả nợ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Nạn nhân có thể đòi lại được số tiền đấy hay không không? Và phải làm thế nào thì mới đòi lại được? Và có được yêu cầu chi phí bồi thường đi lại đòi nợ hay không? Để biết được câu trả các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tội chiếm đoạt tài sản

Có được yêu cầu chi phí bồi thường khi đi lại đòi nợ không?

Theo quy định tại điều 139 bộ luật hình sự được sửa đổi vào năm 1999 và được bổ sung vào năm 2009 để xác định được đó có phải là lừa đảo để chiếm đoạt tài sản hay không thì cần xác định các yếu tố sau đây:

Nếu một người nào đó dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà vẫn còn tiếp tục vi phạm, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong vòng 3 năm hoặc phải ngồi tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trong trường hợp nếu phạm tội theo các nguyên nhân dưới đây đây thì sẽ bị xử phạt ngồi tù từ 2 năm đến 7 năm:

  • Tổ chức để thực hiện các hành vi phạm tội
  • Có tính chất chuyên nghiệp.
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội.
  • Dùng thủ đoạn lừa đảo
  • Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đến 2 triệu đồng.
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu phạm tội một trong số các trường hợp sau sẽ thì bị xử phạt ngồi tù từ 7 năm đến 15 năm.

  • Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị phạt ngồi tù từ 2 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt hành chính với số tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ toàn sản, bị cấm chức đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết sau của chúng tôi: Mua Hàng Bằng Thẻ Tín Dụng Cần Chú Ý Điều Gì?

2. Nạn nhân có được yêu cầu chi phí bồi thường đi lại đòi nợ không?

Tội chiếm đoạt tài sản

Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn là việc đưa ra những thông tin sai sự thật để đánh lừa người khác. Điều này có thể thực hiện qua lời nói, làm giả các giấy tờ hoặc mạo danh cán bộ để làm giả các hợp đồng chiếm tài sản.

Đối với vấn đề nạn nhân có được yêu cầu chi phí bồi thường khi đi đòi nợ hay không thì theo nguyên tắc phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, nếu bạn có thể chứng minh được hành vi vi phạm pháp luận của người nhận tiền đã gây thiệt hại cho bạn thì bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về vấn đề có được yêu cầu chi phí bồi thường đi lại đòi nợ hay không. Nếu bạn còn vướng mắc, chưa rõ về vấn đề nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác thì các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.6568

Thông tin liên hệ tư vấn luật: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Điểm Giống Và Khác Nhau Của Kế Toán Quản Trị Với Kế Toán Tài Chính 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *