Những rủi ro khi startup dự án kinh doanh có thể bạn chưa biết

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sức mạnh kỹ thuật số cùng hàng loạt các động thái đầu tư của các quỹ đầu tư lớn là cơ hội để các bạn trẻ khởi nghiệp. Từ một đất nước với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, thì đến nay Việt Nam nhanh chóng trở thành trung tâm công nghệ của khu vực. Theo một số liệu không chính thức từ ngân hàng, chỉ trong năm 2018  đã có khoảng 1.500 dự án khởi nghiệp đang hoạt động. Với việc phát triển nhanh chóng như vậy là các rủi ro lớn kèm theo, nhất là khi sự hiểu biết pháp luật vẫn chưa cao.

Khi triển khai các dự án, các bạn trẻ thường quên đi tính pháp lý mà chỉ coi trọng thị trường và doanh số. Để dự án phát triển một cách mạnh mẽ, có những bước đi vững chãi, hạn chế tối đa rủi ro thì việc hiểu biết pháp luật là điều cần thiết.

Hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết với baocaokinhte.com qua bài viết sau nhé.

1, Góp vốn phát triển dự án

Rất nhiều các bạn trẻ khởi nghiệp bằng cách góp vốn kinh doanh với các cộng sự mà không thành lập công ty. Các bạn trẻ thường chỉ góp vốn và bỏ công sức để phát triển dự án chứ không quan tâm việc khi xảy ra xung đột lợi ích liên quan đến việc góp vốn, quyền sở hữu trí tuệ,… sẽ rất khó giải quyết khi không có cơ sở.

Khi thành lập công ty các bạn trẻ sẽ hết sức dễ dàng trong việc giải quyết các vấn đề trên.

2, Lựa chọn mô hình công ty sai

Những rủi ro khi startup dự án kinh doanh có thể bạn chưa biết

Việc chọn lựa mô hình hoạt động của công ty ngay từ khi thanh lap cong ty là điều vô cùng quan trọng. Mỗi mô hình công ty lại có cơ chế pháp lý riêng đặc thù của từng mô hình.

Khi thành lập công ty tìm đến những đơn vị tư vấn thành lập công ty trọn gói để họ tư vấn cho bạn mô hình công ty phù hợp nhất, tránh những rủi ro không cần thiết.

3. Tranh chấp giữa các chủ sở hữu.

Khi dự án đã đi vào ổn định, đang có sự phát triển thì các xung đột giữa các chủ sở hữu có thể xảy ra. Để tránh tình trạng này có thể xảy ra, ngay từ khi thành lập các chủ sở hữu nên có những văn bản thỏa thuận  và đưa vào trong điều lệ doanh nghiệp.

4. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Các công ty mới thành lập đối mặt với nhiều áp lực từ doanh số, định hướng phát triển mà quên đi các vấn đề pháp lý xung quanh. Chỉ đến khi các đối tác, khách hàng yêu cầu thì công ty mới tiến hành chuẩn bị dẫn tới hệ quả là hợp đồng bị tuột mất.

Vậy nên khi hoạt động hãy chắc chắn rằng công ty đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Cảm ơn bạn đã đọc! 

Cổ Đông Thiểu Số Là Gì? Chúng Có Lợi Ích Gì Trong Kinh Doanh?

Nguồn : https://luatketnoi.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *