Mức lương lao động Nhật Bản chính là một trong những vấn đề được quan tâm chính, là yếu tố để mỗi các nhân có mong muốn xuất khẩu lao động xem xét quyết định xem liệu Nhật Bản có phải là điểm đến thích hợp không.
Nhật Bản là một đất nước có dân số già vì thế nên nhu cầu về lao động nhập khẩu là rất lớn, tỷ giá đồng yên lại cao hơn Việt Nam, có chế độ tăng lương và chế độ đãi ngộ cũng rất tốt nên nhiều người có mong muốn xuất khẩu lao động sang Nhật.
Mức lương cơ bản ở Nhật Bản
Mức lương ban đầu ký hợp đồng của mỗi cá nhân là khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khu vực, độ tuổi người lao động, đặc thù ngành nghề, tính chất công việc và tùy thuộc cả vào từng doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu thị trường lao động Nhật Bản một vài năm gần đây cho thấy, mức lương ở Nhật mỗi năm đều tăng lên tuy nhiên lượng tăng là không cao, vẫn chủ yếu dao động trong khoảng từ 120.000 yên đến 190.000 yên cho một tháng, tức là trong khoảng từ 24 – 40 triệu VNĐ.
Mức lương này được áp dụng theo luật Lao động Nhật Bản là mỗi giờ nhận được khoảng từ 650-1100 yên, một ngày lao động 8 tiếng và một tuần là khoảng 40-44 tiếng.
Vì thế nên người lao động có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, người xuất khẩu lao động bị đối xử phân biệt về lương so với lao động trong nước.
>>>Bài viết khác tại https://baocaokinhte.com/tin-tuc/
Thu nhập thực lãnh, tiền về đến tay còn bao nhiêu?
Nhiều người lao động hiện tại cứ vẫn nghỉ rằng mức lương mà doanh nghiệp đưa ra là thu nhập cuối cùng về đến tay không hiểu rằng số tiền này chưa trừ đi các chi phí.
Nó phải trừ đi các phí như: nhà ở, thuế, bảo hiểm, điện nước, tiền ăn…để cho ra con số thực thu cuối cùng.
1. Thuế
Đối với người Nhật, mọi khoản thuế sẽ được trừ trực tiếp vào trong lương và do nhiều yếu tố thì mức thuế của các cá nhân sẽ khác nhau.
Thông thường thì mức thuế sẽ giao động trong khoảng vài ngàn yên với người có mức lương thấp và tính theo % với người có mức lương cao.
2. Phí bảo hiểm
Có 4 loại bảo hiểm mà người lao động phải tham gia khi sống và làm việc tại Nhật Bản, đó chính là: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm hưu trí phúc lợi với số tiền khoảng 15.000-20.000 yên/tháng.
Với việc đóng bảo hiểm này, người lao động sẽ được khám chữa bệnh miễn phí và sau khi kết thúc hợp đồng lao động có thể nhận được một khoản tiền trợ cấp.
3. Tiền ở
Mức lương này phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp có hỗ trợ nhân viên tiền ở hay không. Nếu có sự hỗ trợ hoặc công ty có nhà ở cho nhân viên, bạn sẽ không mất khoản nào.
Còn nếu không thì số tiền bạn phải bỏ ra có thể lên đến 20.000 yên/tháng.
>>>Bài viết khác tại https://baocaokinhte.com/phap-luat/
4. Tiền sinh hoạt phí
Tiền sinh hoạt phí bao gồm: điền điện, tiền nước, tiền gas. Những khoản tiền này cũng có khả năng được doanh nghiệp hỗ trợ, nên nếu may mắn bạn sẽ không phải trả đồng nào.
Còn trong trường hợp phải trả thì cũng thật may thì Nhật Bản là nước có giá điện, gas, nước khá rẻ nên hàng tháng bạn chỉ đóng mất từ 3.000 yên đến 7.000 yên/ tháng.
Ngoài ra còn tiền ăn nữa, nếu các bạn chịu khó tự nấu thì mỗi tháng chỉ tốn thêm khoảng 15.000 yên.
5. Các khoản phụ khác
Tùy thuộc nhu cầu của người lao động, thông thường sẽ là tiền phát sinh khi mua sắm đồ, đi chơi. Mình dự tính sẽ tốn khoảng 5.000 yên / tháng.
Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với tất cả mọi người. Chi tiết thêm thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản, xem thêm ở bài viết này.
Nguồn tổng hợp từ Dolab, Colab và NhanlucNhatBan