Giới thiệu cho bạn đọc lý do tại sao doanh nghiệp siêu nhỏ mãi chỉ là “siêu nhỏ”

Bạn có biết rằng số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ đang chiếm tỉ lệ cực lớn (74%) trong tổng số doanh nghiệp ở nước ta không? Các doanh nghiệp này thường sẽ không thể thoát ra khỏi cái mác “siêu nhỏ” khi sở hữu nguồn lực mỏng, không muốn cạnh tranh, không muốn mở rộng thị trường, rất ngại vay vốn để đầu tư vào công nghệ… Hãy cùng bài viết điểm qua một số lý do khiến các doanh nghiệp siêu nhỏ này không thể thay đổi được nhé.

1. Số lượng ngày càng lớn

Số doanh nghiệp siêu nhỏ đang chiếm đến 74% tổng số DN ở Việt Nam

Dựa theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, đã có một số thay đổi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân ra thành các loại doanh nghiệp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Ngoài ra, trong các lĩnh vực như nông – lâm nghiệp, thủy sản… các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân năm không quá 10 người, tổng doanh thu và tổng nguồn vốn của những doanh nghiệp này cũng không thể vượt quá 3 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ thì tổng doanh thu không vượt quá 10 tỷ đồng.

Nếu doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực thì luật sẽ áp dụng trên lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Nếu không thể xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất thì tiêu chí sẽ dựa vào số lao động.

Dựa theo số liệu được công bố vào 4 năm trước bởi phòng Thương mại và Công thương Việt Nam thì tỉ trọng của các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tới 66 – 67% số doanh nghiệp nước ta. Theo thống kê mới nhất vào năm 2017 thì con số này tăng lên tới 74%, chiếm tỉ trọng cực lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam.

Riêng quý I/2018, cả nước có 26.785 DN thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 278.489 tỷ đồng. Số DN đăng ký thành lập mới phần lớn là những DN có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 90% trên tổng số DN đăng ký mới.

>> Xem thêm: Cách Thanh Toán Mua Hàng Bằng Thẻ Visa Đơn Giản

2. Khó phát triển vì tầm nhìn đẹp

DN siêu nhỏ rất dễ đi tới phá sản

Tuy rằng chiếm tỉ trọng lớn như vậy, nhưng các doanh nghiệp siêu nhỏ đang gây ra rất nhiều băn khoăn. Ví dụ như các doanh nghiệp này có thể phát triển thành doanh nghiệp nhỏ, vừa hay không, hay lại loay hoay rồi thi nhau giải thể, phá sản?2. Khó phát triển vì tầm nhìn hẹp

Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp siêu nhỏ thường là hộ kinh doanh mua lại sản phẩm sau đó phát triển thêm rồi đầu tư vào sản xuất.

Tuy nhân sự của những hộ kinh doanh này thường là những người thân trong gia đình nhưng cũng hoạt động khá tốt và có tầm nhìn sâu.

Rồi sau đó một khoảng thời gian, các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ quen với hướng sản xuất nhưng ngại không dám đổi mới quy trình, đầu tư công nghệ và cạnh tranh. Điều này làm cho tỉ lệ bị đào thải của DN siêu nhỏ tăng lên đáng kể.

Điều quan trọng ở đây đó là, những doanh nghiệp này thường có tư tưởng rằng khi đầu tư phải có lãi và doanh thu ngay, nhưng có ai hiểu rằng việc đầu tư bao gồm rất nhiều rủi ro, tốn thời gian và chưa chắc đã có doanh thu. Do đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ thường không dám thay đổi hướng sản xuất, đầu tư mà cứ mãi đi theo lối mòn.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng Dũng chỉ rõ: nguồn lực mỏng, vốn hạn hẹp nhưng có những DN siêu nhỏ lại không có thói quen đi vay vốn ngân hàng vì sợ thiếu nợ.

Bên cạnh đó, nếu đáp ứng nhu cầu vay thì họ phải có bản kế hoạch, chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của phía ngân hàng, rồi còn vấn đề công khai minh bạch sổ sách chứng từ (điều mà các DN gia đình không muốn). Vì vậy, việc vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nâng tầm quy mô đối với các DN siêu nhỏ vẫn còn hạn chế lớn.

Bài viết trên đây giới thiệu cho bạn đọc về doanh nghiệp siêu nhỏ và những lý do khiến những doanh nghiệp này không thể có bước tiến tốt trong nền kinh tế Việt Nam. Bạn có thể tham khảo tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến để có cái nhìn tổng quan hơn. Chúc bạn thành công.

Thông tin liên hệ tư vấn luật doanh nghiệp: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Điểm Giống Và Khác Nhau Của Kế Toán Quản Trị Với Kế Toán Tài Chính 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *