Bảo lãnh phát hành chứng khoán ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, trong đó phổ biến nhất là các hình thức bảo lãnh phát hành dưới đây.
All or Nothing- hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán tất cả hoặc không có gì
Một trong những hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán cơ bản và phổ biến là all or noting. Đúng như tên gọi của mình, khi sử dụng hình thức bảo lãnh này các đơn vị, tổ chức phát hành trái phiếu sẽ cung cấp một lượng chứng khoán tối thiểu phải bán hết nếu việc phân phối của các tổ chức bảo lãnh không thành công thì họ sẽ buộc phải hủy bỏ đợt phát hành này, thu hồi toàn bộ và trả lại số tiền cho người mua chứng khoán. Biện pháp này có ưu điểm là có thể thu hồi vốn nhanh chóng với số lượng lớn nhưng đồng thời rủi ro kèm theo cũng rất cao.
Underwriting- Hình thức bảo lãnh đảm bảo chắc chắn
Trong trường hợp bảo lãnh này các đơn vị trung gian- tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra mua tất cả số chứng khoán mà tổ chức, cá nhân phát hành và thu hồi lợi nhuận bằng cách hưởng phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua thương lượng với đơn vị phát hành. Nếu không bán hết thì các tổ chức bảo lãnh chắc chắn này sẽ là người sở hữu và đầu tư số lượng chứng khoán đó.
Ưu điểm của hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán này là giúp chia sẻ rủi ro cũng như lợi nhuận giữa tổ chức phát hành chứng khoán và tổ chức bảo lãnh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồ tại và phát triển. Bên cạnh những thế mạnh thì hình thức này cũng còn một số hạn chế như gia tăng thêm chi phí cho các tổ chức bảo lãnh so với phương thức phát hành chứng khoán trực tiếp.
Best efforts- Bảo lãnh phát hành chứng khoán với cố gắng cao nhất
Với hình thức này các nhà bảo lãnh chứng khoán có vai trò như một đại lí của tổ chức phát hành. Họ không cam kết và không có trách nhiệm bán hết tất cả số chứng khoán được phát hành nhưng luôn cam kế sẽ cố gắng cao nhất để bán được chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không bán hết, họ được quyền hoàn trả cho đơn vị phát hành và không phải chịu bất kì hình phạt nào.
Hình thức bảo lãnh này thường được các công ty chứng khoáng vừa và nhỏ áp dụng bởi số vốn hạn chế nên họ không muốn ‘ôm’ quá nhiều chứng khoán mà chỉ muốn làm trung gian để được hưởng phần hoa hồng. Tất nhiên với mức độ rủi ro thấp thì kéo theo phần lợi nhuận mà công ty bảo lãnh thu được cũng khá hạn chế, đồng thời đối với các tổ chức phát hành họ cũng phải luôn công khai các thông tin một cách thường xuyên và liên tục.
Trên đây là những thông tin về những hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán phổ biến. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh, đầu tư. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề bảo lãnh phát hành chứng khoán xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kĩ càng hơn.